Quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài đòi hỏi bác sỹ phải thường xuyên theo sát quá trình dịch chuyển của các răng sau mỗi lần thay thun tăng kực kéo.
- Bước 1: Thăm khám – tư vấn – lên phác đồ điều trị
Khám tổng quát khoang miệng, tình trạng răng toàn hàm, nướu và sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó chụp phim Panorama để kiểm tra cấu tạo khung hàm, mật độ, chiều cao xương hàm để xác định tình trạng răng của bệnh nhân chỉ cần niềng răng hay phải phẫu thuật chỉnh hàm mới có thể cho kết quả tốt nhất. Khi cấu tạo hàm bình thường, chỉ gặp vấn đề về răng thì bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện đeo mắc cài.
Dựa vào phim chụp, bác sỹ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị chi tiết, lên kế hoạch và thời gian điều trị phù hợp.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bác sỹ tiến hành làm vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân, bao gồm các công đoạn: lấy cao răng, hàn răng nếu có răng bị mẻ hoặc vỡ. Trong trường hợp răng sâu hoặc bị viêm tủy, bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện cạo bỏ phần sâu rồi trám răng và điều trị tủy trước khi niềng răng.
- Bước 3: Lấy dấu toàn hàm để làm mẫu thạch cao
Thực hiện lấy mẫu răng toàn hàm của bệnh nhân bằng thạch cao để tạo ra các khung hàm giả giúp cho việc gắn mắc cài về sau được chính xác nhất. Mẫu răng thạch cao được gửi sang Labo nha khoa để thiết kế mắc cài.
- Bước 4: Thiết kế mắc cài
Trên cơ sở đo đạc tỉ mỉ dấu thạch cao và xem mẫu phim chụp của bệnh nhân, mắc cài được thiết kế chi tiết cho từng giai đoạn thay đổi theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, Được gắn cố định trên mẫu thạch cao.
- Bước 5: Gắn mắc cài
Bác sỹ tiến hành gắn mắc cài trên răng của bệnh nhân, đeo thun định hình tạo lực kéo hoặc phải sử dụng thêm các Mini Implant đặc biệt làm neo chặn kéo các răng đến vị trí mong muốn đối với trường hợp phức tạp.
Mắc cài có thể được gắn ở mặt ngoài hoặc mặt lưỡi tùy theo yêu cầu thẩm mỹ mong muốn của bệnh nhân.
Cứ sau mỗi 3 tuần, khi xương hàm có đủ thời gian để tái tạo, bệnh nhân sẽ phải tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay thun định hình và dây cung môi để tăng lực kéo.