Những biểu hiện của bệnh nha chu

09:19 |
Bệnh nha chu là một nhóm các bệnh có ảnh hưởng đến các mô xương ổ răng và nướu.Hiện nay nha chu là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh gây ra viêm và mảng bám. Việc phát hiện kịp thời và lên kế hoạch điều trị sớm nhất không chỉ dễ dàng trong quá trình điều trị bệnh nha chu mà con ngăn cản bệnh phát triển hay biến chứng sang nhiều căn bệnh răng miệng khác.

Bệnh nha chu

 Khi tình trạng vệ sinh răng miệng không sạch,có nhiều mảng bám vi khuẩn lắng đọng nhiều trên rãnh lợi,kẽ răng lâu ngày làm cho lợi bị viêm,sưng phồng ,chảy máu,làm lung lay một hay nhiều răng.

Khi lợi bị viêm,nhiễm trùng thường có màu đỏ sậm,căng phồng dễ chảy máu khi ăn,nhai,hay chải răng.Khi lợi bị viêm,mô lợi trở nên lỏng lẻo thay vì bám chặt vào chân răng,lúc này sẽ rất dễ bị giắt thức ăn khi ăn,nhai.


Quan sát thì thấy có nhiều mảng bám và vôi răng.Nếu mảng bám vi khuẩn bám trên răng lâu ngày sẽ trở nên cứng nhắc được gọi là vôi răng hay đá răng.Khi ăn các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ và bám trên lớp vôi răng hơn làm cho lớp vôi răng càng trở nên dầy thêm và làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên trầm trọng.


Bệnh nha chu

Trong điều kiện bình thường,nếu không vệ sinh răng lợi sạch sẽ thì 24 giờ sau khi tụ tập các mảng bám sẽ cứng lại tạo thành vôi răng mới và cứ thế nếu không chải răng sạch sẽ,thường xuyên kỹ lưỡng thì cứ thế lớp vôi răng càng dày lên.

Tóm lại các biểu hiện của bệnh nha chu được tóm tắt bằng những dấu hiệu sau:

-Lợi bị chảy máu khi chải răng

-Lợi sưng đỏ dễ chảy máu

-Vôi răng đóng ở cổ răng

-Hơi thở hôi

-Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra

-Cảm giác không bình thường khi ăn nhai

-Răng lung lay

-Răng bị di lệch làm cho các răng bị thua ra


Xem thêm các bài viết khác :
Read more…

Bệnh hôi miệng - Nguyên nhân và cách phòng ngừa

10:26 |
Bệnh hôi miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng. Chính những túi mủ quanh chân răng là ổ vi khuẩn khiến hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng, viêm lợi phát triển rất thầm lặng.

Bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng

Người bệnh thường bỏ qua triệu chứng hôi miệng, không nghĩ rằng đây là biểu hiện của bệnh lý nên không đi khám sớm. Chỉ đến khi thấy lợi đau, chảy máu nhiều khi đánh răng mới đến bệnh viện. Giai đoạn này, bác sĩ có thể làm thủ thuật hút hết mủ, bệnh nhân không còn hôi miệng nhưng lợi đã bị hủy hoại, răng mất chức năng nhai, nghiền.

Viêm amidan và viêm xoang cũng gây hôi miệng do thường có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Nếu không điều trị kịp thời, các vi khuẩn này xâm nhập cơ thể qua đường họng, vào máu, gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, ù tai, mắt mờ…



Bệnh hôi miệng

Ngoài các loại nước súc miệng, kẹo thơm… chỉ có tác dụng giảm mùi hôi trong miệng trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng dung dịch súc miệng chứa cồn còn gây khô miệng, khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên trầm trọng. Muốn chữa được tận gốc bệnh hôi miệng thì phải tìm ra căn nguyên gây bệnh.

Để đề phòng bệnh hôi miệng

Các bác sĩ khuyến cáo cần vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Hạn chế ăn nhiều hành, tỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi đã vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách mà vẫn có hiện tượng này thì nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.


Đọc thêm bài viết về : Niềng răng | Rang khon
Read more…

Quy trình điều trị viêm tủy răng như thế nào ?

09:05 |
 Hiểu biết quá trình điều trị tủy răng giúp các bệnh nhân phần nào nắm được quy trình và hợp tác tốt hơn với bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị viêm tủy răng.Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời.


 Khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác. Cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để viêm tủy răng.

Bệnh nhân có răng đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và tình trạng mô răng. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy răng. Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn, rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng sáu tháng.

Khám nha khoa

Nếu đau tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy.



Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.

Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng X-quang, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.
Read more…

Bạn đã biết cách nhận biết sâu răng chưa ?

16:52 |
Việc phát hiện ra bệnh sâu răng sớm không chỉ dễ dàng trong việc điều trị mà còn giúp người bệnh tránh phải nhổ bỏ những chiếc răng sâu đó khi để nó phát triển quá lâu.

 

Một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng. Bệnh nhân nào cũng có thể tự phát hiện ra dấu hiệu này. Nhưng rất tiếc là khi các lỗ hổng này xuất hiện ra thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, đang bước sang giai đoạn trầm trọng.



Lỗ hổng trên răng

Do đó lỗ sâu răng không phải là dấu hiệu giúp chúng ta phát hiện bệnh kịp thời. Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Do đó người bình thường không nhận ra mình bị bệnh.


Dấu hiệu sâu răng

Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với mức độ nhẹ, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc chua, ngọt. Nhưng ngừng ăn thì cơn đau cũng ngừng.

Nếu để bệnh tiếp tục tiến triển thì sâu răng sẽ ăn vào tận buồng tủy răng, gây ra bệnh viêm tủy, đến lúc này thì rất đau, cơn đau kéo dài và người bệnh thường không xác định chính xác được là răng nào đau (thường chỉ xác định được một khu vực đau chung chung).

Nếu vẫn tiếp tục để bệnh phát triển mà không điều trị, thì tủy răng sẽ chết và từ bệnh sâu răng và viêm tủy răng sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch... nhiều trường hợp gây ra tử vong. Vì vậy, không nên coi thường bệnh sâu răng.


Đọc thêm bài viết về :
>> Niềng răng
>> Mọc răng khôn
Read more…

Cùng tìm hiểu về Cầu răng và Mão răng

11:06 |
Hầu hết chúng ta đều sử dụng cầu răng và mão răng để khắc phục những trấn thương gây mất răng để khôi phục độ thẩm mỹ và bảo vệ răng nhưng liệu có ai đã từng có câu hỏi như :"Cầu răng và mão răng được tạo ra như thế nào ?" hay "Cầu răng và Mão răng có thể được sử dụng trong bao lâu ?".Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin để làm sáng tỏ điều này.

Mão răng
Mão răng


Cầu Răng và Mão Răng Được Tạo Ra Như Thế Nào?

Trước khi làm thành mão hay cầu răng, chiếc răng được sửa soạn để có kích thước phù hợp với mão hay cầu răng bao phủ lên nó. Sau khi sửa soạn, nha sĩ sẽ lấy dấu để có khuôn mẫu chính xác cho mão và cầu răng. Nếu làm răng sứ, nha sĩ sẽ quyết định hình dạng chính xác của mão và cầu răng để có màu sắc phù hợp với răng thật.


Cầu răng
Cầu răng

Khi nhận được dấu, labo sẽ làm ra mão hay cầu răng với vật liệu mà nha sĩ yêu cầu. Mão hoặc cầu răng tạm gắn lên răng đã sửa soạn trong thời gian chờ mão hoặc cầu răng vĩnh viễn được hoàn tất. Khi đã có mão hoặc cầu răng vĩnh viễn, phục hình tạm được tháo ra và gắn phục hình vĩnh viễn lên răng đã sửa soạn bằng xi măng.

Cầu Răng và Mão Răng Được Sử Dụng Trong Bao Lâu?

Mặc dù mão và cầu răng tồn tại vĩnh viễn, thì đôi khi chúng trở nên lỏng lẻo và rơi ra. Điều quan trọng nhất để phục hình tồn tại lâu là bạn phải chăm sóc răng miệng thật tốt. Cầu răng trở nên lỏng lẻo nếu mô răng hay mô xương lưu giữ nó bị phá hủy do bệnh răng miệng. Hãy giữ cho nướu và răng khỏe mạnh bằng cách chải răng với kem đánh răng có chứa fluor hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày. Đồng thời đến nha sĩ thường xuyên để được kiểm tra và vệ sinh răng.


Đọc thêm bài viết về : Niềng răng | Răng khôn
Read more…

Răng khểnh khi nào không cần niềng

09:25 |
 Việc sở hữu răng khểnh đối với người phương Đông chúng ta mà nói thì có giá trị thẩm mỹ rất cao.Đó có thể coi là một nét đẹp tiềm ẩn làm nổi bật thần thái của mỗi người để dễ dàng thu hút được thiện cảm từ phía người đối diện




Những cô gái Nhật rất thích trồng răng khểnh

Đàn ông Nhật đặc biệt thích phụ nữ có răng khểnh và theo họ, nữ giới có răng duyên trông vẻ mặt rất có “tình” và ý nhị, dịu dàng. Cũng không thể phủ nhận, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày, chỉ một nụ cười răng khểnh thôi cũng đủ khiến “đối tác” mềm lòng và khiến người xa lạ trở nên thân thiện, dễ gần gũi hơn.




Điều này lý giải vì sao mà các cô gái Nhật đang phát “sốt” lên vì mốt trồng răng khểnh. Kỹ thuật này chủ yếu tạo ra một chiếc răng sứ giả ở bờ trên của cung hàm, hơi chếch lên so với cung răng chung. Dẫu vậy, nét duyên từ răng khểnh nhân tạo khó có thể sánh bằng những chiếc răng khểnh tự nhiên. Bởi vậy, nếu bạn có răng khểnh, mà cung hàm của bạn đẹp, các răng còn lại đều đặn, độ khểnh phù hợp về tỷ lệ với cung răng và cả khuôn mặt. Răng không gồ quá cao dẫn đến đội môi khi cười trông không thẩm mỹ, cũng không phải là khểnh theo kiểu chìa ra ngoài 1 chút như kiể “răng thỏ” mà dân gian vẫn thường gọi. Răng khểnh một bên thì đẹp, khểnh 2 bên đó là sự lệch lạc của răng, hoặc khểnh nhiều hơn thì không còn gọi là răng khểnh mà bị “liệt” vào hàng khấp khểnh. Hai tình trạng này là hoàn toàn khác nhau.


Chiếc răng khểnh đẹp phải đảm bảo các yếu tố cần thiết

Chiếc răng khểnh phải đảm bảo khỏe mạnh, sáng bóng, không nhiễm màu, không thấy viền đen ở lợi, không có mảng bám hay cao răng.


 Đặc biệt răng khểnh ở vị trí không được gây cản trở vệ sinh răng miệng nói chung. Nếu chiếc răng khểnh của bạn có thể đáp ứng được tất cả những yếu tố trên thì sự cân nhắc có nên niềng răng khểnh hay không là cần là hoàn toàn chính đáng.


Răng trên hàm đều đặn và khểnh một răng là đẹp nhất

Nhiều trường hợp, khi niềng răng khểnh xong, nét duyên lấp ló ở khóe môi cũng “biến mất”. Vì thế, nếu bạn chắc chắn rằng, chiếc răng khểnh hoàn toàn không có vấn đề gì, không gây ra bất cứ cản trở nào thì có thể không cần phải niềng răng khểnh.


Đọc thêm bài viết về : Răng khôn
Read more…

Khi nào trẻ mới nên sử dụng kem đánh răng có flour

10:16 |
Thông thường đối với trẻ trên 1 tuổi (có 8 răng cửa), cha mẹ có thể sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu và răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour.




Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu.

Hiện nay trên thị trường có loại kem đánh răng được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không có flour, nhẹ nhàng làm sạch răng của trẻ, có bổ sung thêm can xi, an toàn cho trẻ nếu nuốt phải.


Mặc dù fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng fluor rất nhỏ.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu tiếp xúc thường xuyên với fluor có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu, không chỉ gây hại cho sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng của trẻ sau này.

Khi trẻ được 3 – 4 tuổi, đây là thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng. Lúc đầu, chỉ nên sử dụng một ít kem và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem. Nên sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, không nên cho trẻ dùng những loại kem có công thức fluor dành cho người lớn.


Xem thêm bài viết về : Niềng răng
Read more…

Tại sao nên đi khám nha khoa định kỳ

15:30 |
Việc đi khám nha khoa định kỳ hiện nay hầu như chưa được mọi người chú trọng phải khi có bệnh về răng miệng đã ở giai đoạn cuối hay phát triển mạnh rồi mới chịu đi khám.Hầu hết những lần đến thăm nha sĩ là để kiểm tra. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên (tốt nhất là mỗi sáu tháng một lần) sẽ giúp răng của bạn sạch hơn, tồn tại lâu hơn và có thể tránh các vấn đề đau đớn phát sinh.


    Vệ sinh triệt để: Những lần kiểm tra răng hầu như luôn bao gồm làm vệ sinh triệt để, hoặc là do nha sĩ của bạn hoặc kỹ thuật viên nha khoa thực hiện. Việc sử dụng dụng cụ đặc biệt, một kỹ thuật viên nha khoa sẽ cạo dưới đường viền nướu, loại bỏ các mảng bám răng và cao răng hình thành có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nướu răng, sâu răng, hôi miệng và các vấn đề khác. Nha sĩ của bạn cũng có thể đánh bóng và dùng chỉ nha khoa cho răng bạn.

    Khám đấy đủ: Nha sĩ của bạn sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về răng, nướu răng và miệng, tìm kiếm dấu hiệu của bệnh hoặc các vấn đề khác. Mục tiêu của họ là giúp duy trì sức khỏe răng miệng của bạn và ngăn các chặn vấn đề ấy không trở nên nghiêm trọng, bằng cách xác định và điều trị chúng càng sớm càng tốt.

    X-quang: Tùy vào độ tuổi của bạn, tùy vào nguy cơ của bệnh và triệu chứng, nha sĩ có thể khuyên bạn nên chụp X-quang. X-quang có thể chẩn đoán các vấn đề nếu đã không được chú ý, chẳng hạn như tổn thương nơi xương hàm, răng bị ảnh hưởng, áp xe, u nang hay khối u, và sâu giữa các răng.


Một phòng nha hiện đại sử dụng những máy hầu như không phát ra bức xạ - bức xạ ấy không nhiều hơn bạn bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời hay chiếc tivi trong một ngày cuối tuần xem truyền hình. Để phòng ngừa, bạn nên luôn luôn đeo tạp dề khi có X-Quang. Và nếu bạn đang mang thai thì hãy thông báo cho nha sĩ của bạn, vì chụp X-quang chỉ nên thực hiện trong các tình huống khẩn cấp.

    Nha sĩ của bạn có thể yêu cầu chụp X-quang toàn cảnh (Panoramic X-ray), hoặc Panorex. Đây là loại phim cho thấy một cái nhìn toàn cảnh hàm trên và hàm dưới của bạn trong một hình ảnh duy nhất, và giúp các nha sĩ hiểu việc cắn của bạn và mối quan hệ giữa các răng khác nhau với hàm của bạn nó cũng giúp ích không nhỏ cho quá trình niềng răng
Read more…

Trẻ mọc răng vinh viễn sớm có sao không ?

10:42 |
Việc mất răng sữa sớm ở trẻ nhỏ là rất phổ biến hiện nay nguyên nhân chủ yếu cũng chỉ là do trẻ chưa biết cách vệ sinh răng miệng hay phụ huynh chưa chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ.Để khắc phục và hạn chế điều này thì phụ huynh nên theo dõi kỹ răng miệng của bé và cần thiết phải đưa trẻ đi kiểm tra.


Nếu chân răng của trẻ vẫn còn thì không nên nhổ răng sữa sớm. Việc làm này sẽ khiến những chiếc răng sữa bên cạnh không có điểm tì nên có xu hướng trôi ra chèn cả vào khoảng không để răng vĩnh viễn mọc lên gây kẹt cho răng mới và xô lệch vị trí các răng và khó tránh phải niềng răng chỉnh nha về sau này.



Thông thường vào khoảng 30 tháng, nghĩa là chưa được 3 tuổi thì đó chỉ có thể là răng sữa vì răng sữa mọc trong khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi. Có thể là chị xác định nhầm vì để xác định răng vĩnh viễn hay răng sữa không chỉ dựa vào đếm răng (vì có nhiều trẻ có răng dư là hiện tượng cũng thường gặp) mà phải dựa vào hình dạng, màu sắc… để phân biệt do răng sữa và vĩnh viễn có những đặc điểm về hình dạng rất khác nhau.



Tuy nhiên đã có trường hợp 1 bé gái mà mẹ bé nói rằng mọc răng sữa từ 2 tháng, mọc răng vĩnh viễn từ 3 tuổi, thực hư thì không biết nhưng đúng là lúc đến thì răng bé bị lung lay rất sớm so với lý thuyết. Tất nhiên là bé gái đó rất khỏe mạnh, bình thường, bạn không cần phải lo lắng quá nhé. Nếu thật sự đó là răng vĩnh viễn, bạn nên đến bác sĩ để tư vấn thêm về cách giữ vệ sinh răng miệng cho bé vì ở tuổi này còn uống sữa, ăn kẹo… rất dễ sâu răng vĩnh viễn, nếu để sâu quá phải nhổ thì không tốt tí nào.
Read more…

Răng cửa bị hô và cách khắc phục

10:29 |
Một vài răng giữa của răng trên bị hô khiến hàm trên bao phủ cả hàm dưới khi để tự nhiên.Việc cố để 2 hàm chạm vào nhau thì cũng chỉ giữ được trong một khoảng thời gian ngắn là mỏi không duy trì được.Vậy liệu pháp và cách xử lý điều này như thế nào ?


Khi nghiến răng thì hàm dưới chạm hàm trên, để lâu thì mỏi hàm… đều là những hiện tượng bình thường. Hàm dưới luôn ở bên trong và được phủ bởi hàm trên, trường hợp cắn đối đầu hoặc cắn ngược hàm dưới phủ ngoai hàm trên đều không phải là khớp cắn đúng.



Còn việc chỉnh hàm trên hay hàm dưới thì bạn phải đi khám, chụp phim để bác sĩ xác định xem là do hô răng trên hay do móm hàm dưới, hô răng hay hô do xương… mà có hướng điều trị thích hợp.
Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ bàn bạc thảo luận trước để có sự đồng ý của bệnh nhân chứ không phải cứ đi khám là mặc nhiên bác sĩ làm mà không thèm báo trước.


Khi điều trị tùy theo bạn phải đeo cố định hay đeo hàm tháo lắp mà việc ăn uống, vệ sinh khác nhau. Nếu đeo hàm tháo lắp thì bạn có thể tháo hàm ra khi ăn, còn nếu đeo hàm cố định thì thường chi khó khăn trong việc vệ sinh, còn trong việc ăn uống thì thường không ảnh hưởng. Tuy nhiên mỗi tháng khi bạn phải đến chỉnh lại khí cụ  niềng răng điều trị thì có thể hơi khó chịu một chút trong ngày hôm đó, hôm sau vẫn bình thường.




Đọc thêm bài viết về : Răng khôn
Read more…

Nguyên nhân làm răng ê buốt theo thời tiết

10:03 |
Một số trường hợp thường cảm thấy răng ê buốt đau nhói khi thời tiết thay đổi gây khó khăn khi nhai,ăn uống.Thực chất nguyên nhân gây nên vấn đề này là gì ?


Đau do răng sâu thì thường là đau nhói khi ăn nhai, đau có kích thích đau rõ rệt. Đau do viêm tủy thường là đau cả khi không có kích thích, đau kéo dài, theo kiểu mạch đập và thường đau tăng về đêm đến mức không ngủ được.


Trong trường hợp của bạn chỉ là đau mơ hồ ở 1 vùng răng chung chung nên khó phân biệt là đau do đâu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một răng nào đó cũng có thể răng bạn không có vấn đề gì cả mà chỉ là do vôi răng.



Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, vôi răng cũng có thể gây ra tình trạng trên. Ngoài ra cũng có thể do bạn có nhiều răng bị mòn cổ răng nên răng bị ê buốt cả 1 vùng như vậy.

Vì vậy, để biết chắc thì bạn nên đến một trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện để khám tình trạng các răng trong miệng có vôi răng không, có răng nào bị sâu lớn không, chụp phim lên các răng có bình thường không hoặc các thử nghiệm khác như thử nghiệm gõ, thử điện… để loại trừ nguyên nhân gây đau.



Xem thêm các bài viết về : Răng khôn | Niềng răng
Read more…

Nướu thường bị sưng đỏ sau khi lấy cao răng

09:51 |
 Rất nhiều trường hợp sau khi cạo vôi răng xong nướu lợi thường bị sưng đỏ và chảy máu...khiến nhiều người lo lắng và sợ hãi.Nhiều người vẫn làm tưởng cạo vôi răng có thể gây hại và gây ra những tác động cho răng nhưng thực ra thì cạo vôi răng không hề gây hại gì cho răng. Động tác cạo vôi chỉ đơn thuần là dùng dụng cụ để truyền lực rung vào miếng vôi răng để làm vôi vỡ thành mảng, bong tróc ra khỏi răng. Việc cạo vôi lấy cao răng, đánh bóng là một thủ thuật rất cần thiết để đảm bảo tình trạng vệ sinh răng miệng được tốt.



Nướu của bạn thật ra đã sưng, đỏ từ trước đó nhưng do vôi răng che lấp nên nhìn qua tưởng là không có vấn đề gì. Sau khi lấy vôi răng, phần nướu sưng tấy bên dưới miếng vôi lộ ra khiến việc cạo vôi thường xuyên bị “đổ thừa” một cách oan ức.


Vôi răng là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu và nặng hơn là viêm nha chu. Viêm nướu thường sẽ có biểu hiện như nướu sưng, đỏ, dễ chảy máu… Việc bạn bị viêm nướu và đi cạo vôi là rất đúng.

Sau khi lấy sạch vôi răng, giải quyết được nguyên nhân, thì nướu hết viêm, lập tức sẽ hồng hào, săn chắc lại. Nếu vẫn còn chảy máu dai dẳng, bạn nên đi khám lại nha khoa xem có sót vôi bên dưới hay không. Còn vôi là còn viêm, còn sưng, còn chảy máu, không có thuốc nào chữa khỏi.
Read more…

Bài hay?