Lợi là một trong những tổ chức quanh răng, bao gồm phần niêm mạc miệng biệt hóa ôm quanh răng. Lợi bình thường săn chắc, có màu hồng nhạt. Khi lợi chuyển sang màu đỏ, đỏ sẫm và bị sưng tấy có nghĩa là tình trạng viêm lợi đã xảy ra. Sưng lợi xảy ra chủ yếu với hai bệnh lý răng miệng phổ biến sau đây:
Bị sưng lợi chủ yếu do vi khuẩn gây nên
Sâu răng: Ban đầu sâu răng không có biểu hiện gì rõ rệt mà chỉ là sự đổi màu ở bề mặt răng, chủ yếu là các răng thực hiện chức năng nhai và các kẽ răng. Sâu răng có thể diễn tiến âm thầm mà bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hay ê buốt. Về sau, khi vi khuẩn ăn sâu vào lớp ngà răng, người bệnh sẽ cảm thấy buốt tại vị trí sâu khi ăn những thức ăn nóng, lạnh, gây ra những cơn đau nhức răng thường xuyên. Phần lợi bao trùm bên ngoài cũng sẽ có dấu hiệu bị sưng và kích thích khi gặp nóng lạnh hay lực nhai. Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng và dẫn đến mất chức năng của răng.
Xem thêm:chữa viêm lợi
Viêm lợi: Đây là tình trạng lợi bị sưng tấy, đau nhức nhất là khi bị kích thích nóng lạnh. Bệnh này cũng chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Ban đầu người bệnh xuất hiện những triệu chứng đau nhẹ phần lợi ở nơi có vi khuẩn tấn công. Viêm lợi có thể biến chứng thành bệnh nha chu, viêm quanh răng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân của tình trạng bị sưng lợi chính là do sự vi khuẩn gây nên. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới nướu, các mảng bám thức ăn, lâu ngày sẽ tạo thành cao răng. Các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết. Khi lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu sẽ gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu không được điều trị triệt để, phần lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, lâu ngày có thể gây tiêu xương, thậm chí là mất răng.
Bị sưng lợi diễn ra từ từ, khi bộc lộ ra bên ngoài có nghĩa là tình trạng bệnh lý đã nghiêm trọng. Khi đó, bạn cần thực hiện một số biện pháp điều trị kịp thời để bảo tồn răng.
Lấy cao răng là cách điều trị sưng lợi hiệu quả
+ Lấy cao răng
Sưng lợi có nguyên nhân cơ bản xuất phát từ vi khuẩn trong các mảng bám tồn tại trên răng gây nên, do đó lấy cao răng thường xuyên sẽ là cách chữa sưng lợi hiệu quả. Khi phần cao răng được làm sạch, các vi khuẩn được loại bỏ cùng với chế độ chăm sóc răng miệng tốt thì tình trạng bị sưng lợi sẽ thuyên giảm dần dần, trừ trường hợp viêm nướu nặng thì nha sỹ sẽ chỉ định dùng thuốc để chữa trị sưng lợi.
+ Sử dụng nước muối
Nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý sẽ có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả, do đó bạn có thể sử dụng để súc miệng hàng ngày nhiều lần. Với những trường hợp nướu bị sưng nhẹ thì súc miệng bằng nước muối sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt.
+ Chườm đá
Chườm đá lạnh có tác dụng gây tê, giảm đau rất hiệu quả. Chườm đá lạnh lên vùng đau sẽ giúp những cơn đau răng sưng lợi nhanh chóng tan biến. Tuy nhiên, đây không phải là cách chữa sưng lợi triệt để mà chỉ giúp giảm đau tạm thời cho bệnh nhân.
Kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh để chữa sưng lợi hiệu quả
+ Sử dụng các dung dịch súc miệng
Nước súc miệng có tác dụng vệ sinh răng miệng hiệu quả bởi trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng sau khi bạn tiến hành chải răng và sử dụng chỉ nha khoa.
Xem thêm: cách chữa đau răng
+ Điều trị bằng thuốc kháng sinh
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…) có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin với metronidazol cũng giúp điều trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả như: bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng..
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…): làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.
Chăm sóc răng miệng để phòng tránh các bệnh lý răng miệng
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ mà các cách trị sưng lợi sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách để ngăn ngừa các mảng bám cao răng chứa vi khuẩn. Thăm khám định kỳ từ 3-6 tháng/lần và lấy cao răng sẽ giúp đảm bảo cho bạn một hàm răng khỏe mạnh.
nguồn: http://chuadaurang.vn/bi-sung-loi-va-cach-chua-tri-sung-loi-hieu-qua-nhat.html