Sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm chóp, do răng mọc ngầm, tình trạng xương yếu, áp xe xương và nha chu, hội chứng khớp thái dương hàm chính là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nhức răng. Cảm giác đau nhức có thể dai dẳng kéo dài nhiều ngày hoặc tạo nên cơn đau giật cấp, ê buốt rất khó chịu.
Bệnh về nướu răng được coi là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây ra bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu khi không được vệ sinh sạch sẽ.
Xem thêm: chữa đau răng
Nhức răng phải làm thế nào để có thể khắc phục
Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc mòn chân răng, răng bị tổn thương nặng do va đập cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của bạn đau nhức. Vậy nhức răng phải làm thế nào
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm sẵn có trong nhà bếp như tỏi, gừng, nghệ, dầu oliu, chanh, hạt tiêu đen, trầu không, rễ lá lốt… để giảm đau. Chỉ cần cắn một tép tỏi sống được nướng nóng là cơn đau nhức cũng có thể dịu đi tức thì. Súc miệng hàng ngày với nước muối loãng cũng giúp chữa nhức răng khá nhanh chóng bởi nước muối có khả năng giảm viêm nhiễm rất tốt và cũng là cách vệ sinh răng miệng hiệu quả.
Tuy nhiên, các phương pháp giảm đau nhức răng theo cách dân gian chỉ là biện pháp tức thời thức là nó không giúp giải quyết triệt để căn nguyên của vấn đề bệnh lý. Muốn giải đáp câu hỏi làm thế nào để đỡ nhức răng triệt để nhất, phải trải qua thăm khám bằng các biện pháp thử chuyên khoa và chụp chiếu sâu mới xác định được chính xác căn nguyên của cảm giác đau nhức là do đâu.
Nếu đau nhức do xương hàm: Cảm giác đau xuất hiện tự nhiên, đau bên trong xương, kèm theo cảm giác răng yếu, khi ẩn răng thấy hơi đau bên dưới. Trong điều kiện bình thường sẽ thấy răng miệng âm ỉ khó chịu. Trường hợp này bạn cần đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt bởi đó có thể là nguyên nhân của những tổn thương bên trong xương hàm rất nguy hiểm.
Viêm tủy hay sâu răng gây nên những cơn đau giật cấp
Nhức răng phải làm thế nào khi đau nhức do bệnh lý: Cảm giác đau này dễ nhận thấy vì thường đau trực tiếp ở vị trí răng bị bệnh, nhức dữ dội hơn và thường thành cơn đau, đặc biệt là tình huống răng sâu đã dấn đến viêm tủy. Khi đó, nếu chịu những kích ứng từ nhiệt độ, lực nhai đều thấy đau buốt mạnh.
Xem thêm: giảm đau răng
Đối với các trường hợp đau nhức do viêm nướu, viêm nha chu hoặc sâu răng hay mọc răng khôn bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Tetracyline, Penicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol,… Với các loại này có thể uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh và các giai đoạn bệnh của từng người. Các loại kháng sinh này có hai tác dụng cơ bản là giảm đau nhức và điều trị viêm nhiễm, giảm sưng hiệu quả. Tuy nhiên, muốn sử dụng thuốc cần có chỉ định cụ thể của nha sỹ mà không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài.
Trường hợp ê nhức và đau buốt do tình trạng viêm tủy gây nên thì điều trị tủy sẽ là điều trị tiên quyết để hạn chế tình trạng này. Nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để mở tủy và làm sạch phần tủy bị hoại tử bên trong và hàn trám để tạo hình răng.
Hàn trám giúp giảm đau khi răng bị tổn thương cấu trúc
Ê nhức do tổn thương cấu trúc răng và mòn men răng: Tình trạng này không gây đau nhức mà là cảm giác ê buốt nhạy cảm. Sự nhạy cảm không kéo dài mà chỉ nhận thấy khi răng chịu các kích thích từ nhiệt độ, ngoại lực. Khi răng bị mòn men hay vỡ mẻ thì cảm giác này rất rõ nét, đặc biệt là khi bạn ăn nhai mạnh. Khi đó, việc phục hình cho răng sẽ là phương án được hướng tới đầu tiên. Hàn trám hay bọc răng sứ chính là hai phương pháp khắc phục tình trạng này khá hiệu quả.
Phần răng vỡ mẻ sẽ được tái tạo lại hình dáng và những răng mòn men cũng được bao bọc bởi lớp trám hoặc răng sứ bên ngoài, giúp hạn chế những tác động có hại đến răng miệng.
Những phương pháp trên đây chính là câu trả lời nhức răng phải làm thế nào đầy đủ cho bạn. Tuy nhiên, để có một phương pháp điều trị triệt để nhất thì việc thăm khám bác sỹ càng sớm càng tốt là điều hoàn toàn cần thiết, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
nguồn: http://chuadaurang.vn/nhuc-rang-phai-lam-the-nao-de-giam-dau-nhanh-nhat.html