Xem thêm: nguyên nhân gây đau răng
Nguyên nhân đau răng thường gặp nhất là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ.
Viêm tủy gây đau nhức răng dữ dội
Điều trị xoang sâu nhỏ và cạn thường là trám răng. Điều trị xoang lớn hơn cần miếng cẩn ngoài hay mão răng. Điều trị xoang sâu đã xuyên tới và làm tổn thương tủy bằng thủ thuật nội nha hay nhổ răng. Tổn thương tủy có thể dẫn đến chết tủy, gây nhiễm trùng răng (áp xe răng).
Điều trị răng bị nhiễm trùng bằng nhổ răng hay nội nha. Nội nha là thủ thuật lấy mô tủy chết (do đó tách được hay loại bỏ nhiễm trùng) và thay thế tủy bằng một vật liệu trơ. Nội nha được áp dụng để cố gắng giữ lại răng chết khỏi bị nhổ.
Bệnh nướu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng thường gặp; triệu chứng sớm là chảy máu nướu không gây đau. Nếu không điều trị, bệnh tiến triển gây mất xương xung quanh răng, hình thành túi nướu, dần dần làm răng lung lay, có thể gây mất răng.
Xem thêm: đau răng làm thế nào
Điều trị bệnh nướu giai đoạn sớm bao gồm vệ sinh răng miệng và lấy đi mảng bám vi khuẩn. Bệnh nướu mức độ trung bình đến nặng thường đòi hỏi phải làm sạch răng và toàn bộ các chân răng gọi là xử lý mặt chân răng, từ các chân răng bị lộ trong khi nạo túi dưới nướu là sự lấy đi bề mặt của lớp mô nướu bị viêm.
Cả hai thủ thuật này thường được làm với gây tê tại chỗ và có thể kèm với kháng sinh uống để chống nhiễm trùng hay áp xe. Điều trị theo sau đó có thể là nhiều loại phẫu thuật nướu khác. Ở bệnh nướu răng có phá huỷ xương nhiều và lung lay răng, nẹp răng hay nhổ răng có thể cần thiết.
Đau răng do bệnh về nướu gây nên
Bạn có thể gặp vấn đề ở khớp thái dương nếu đĩa đệm bị mòn, sụn trên khớp bị thoái hóa, hoặc khi bạn bị một cú đánh làm tổn thương vùng hàm. Điều này chắc chắn sẽ làm răng của bạn bị đau.
Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt. Khớp thái dương tạo ra các “bản lề”, trượt chuyển động cho phép bạn nhai, nói, nuốt…
Áp xe có thể xảy ra dần dần và không triệu chứng rõ rệt nào. Nếu không được điều trị, chúng rất nguy hiểm. Bạn tuyệt đối không nên chạm hoặc làm gì xung quanh khu vực bị áp xe.
Trong hầu hết các trường hợp bị áp-xe, các bác sĩ sẽ có phương thức điều trị nhất định, có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào khác. Vì vậy, bạn nên đi khám khi thấy mình bị đau răng và trong trường hợp bị áp-xe thì nên chăm sóc vùng bị áp-xe cẩn thận và hợp vệ sinh.
Xem thêm: cách chữa nhức răng hiệu quả
Thuốc kháng sinh được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau răng
Hội chứng răng bị nứt đề cập đến đau răng gây ra do răng bị nứt (bể răng) mà không liên quan đến sâu răng hay bệnh nướu răng. Cắn lên vùng răng nứt có thể gây đau dữ dội. Các răng bị nứt này thường do nhai hoặc cắn các vật cứng như kẹo cứng, bút chì, hạt cứng như sạn, đá có lẫn trong thức ăn. Đôi khi, vết nứt có thể thấy được bằng cách sơn lớp sơn đặc biệt lên răng nứt.
Điều trị thường liên quan đến bảo vệ răng bằng mão kim loại phủ sứ hay mão vàng toàn phần. Tuy nhiên, nếu đặt một mão răng không làm giảm các triệu chứng đau, điều trị nội nha có thể là cần thiết.
Trên đây là một số nguyên nhân đau răng chủ yếu mà bạn nên biết. Tốt nhất khi gặp phải tình trạng đau răng, bạn nên đến gặp nha sỹ để được tư vấn và đưa ra một phương pháp điều trị thích hợp nhất.
nguồn: http://chuadaurang.net/5-nguyen-nhan-dau-rang-co-ban-nhat-ban-nen-biet.html