Từ khi bé Duy Anh 12 tháng tuổi, chị Thùy Chi đã phát hiện ra một chiếc răng cửa của bé bị lõm vào, giống như bị mẻ răng, chị đinh ninh có thể do bé nghịch nên va vào đâu đó khiến răng bị mẻ. Tuy nhiên, cách đây hơn 1 tháng, chị lại phát hiện chiếc răng cửa thứ hai cũng bị mòn tương tự chiếc kia,. Kiểm tra bên trong thì chị thấy rõ ràng răng của con đã chuyển sang màu xanh, có chiếc lấm tấm đen, những mẩu nhỏ của răng vẫn tiếp tục ‘biến mất’ chỉ sau một đêm ngủ dậy.
Nhiều bậc cha mẹ không mấy quan tâm đến việc giữ gìn răng sữa cho con, vì hầu hết nghĩ rằng vài năm sau răng sữa cũng sẽ thay bằng hàm răng mới, khi đó giữ gìn cũng không muộn. Tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm. Trường hợp bé Duy Anh trên đây là một căn bệnh liên quan đến răng sữa mà dân gian hay gọi là ‘mà’, ‘hà’ hoặc ‘mày’ răng, hay mòn răng, hiện nay cực kỳ phổ biến ở trẻ mẫu giáo. Vậy phải làm thế nào khi răng bị mẻ?
Nguyên nhân của chứng mòn răng sữa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng “mòn răng”, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do bé ăn nhiều đồ ngọt – những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh axit. Lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa cũng tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu và khi đã bị sâu thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh. Răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng.
Ngoài ra, có thể có những nguyên nhân khác như con của chúng ta đang bị sâu răng mà chúng ta không biết, thậm chí sâu cả hàm, như ta vẫn gọi là răng sún hoặc có thể do chế độ dinh dưỡng của bé thiếu canxi và flour khiến cho răng bé bị tổn tương. Nếu răng sữa của con bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên chưa mọc ngay được. Lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.
Nếu răng trẻ bị mẻ quá nhiều gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thì các mẹ nên đưa trẻ đi trám răng bị mẻ
Ngăn ngừa bệnh từ nhưng chiếc răng đầu tiên
Theo các bác sĩ nha khoa, kể cả khi trẻ chưa có chiếc răng nào hay khi trẻ có những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ đã phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Việc vệ sinh bằng bàn chải đánh răng có thể khó khăn, do đó có thể thay bằng gạc sạch thấm nước nhẹ nhàng chà sạch mặt trong, ngoài của nướu và răng.
Nếu trẻ chưa thể bỏ việc uống sữa về đêm, hãy luôn để một bình nước lọc bên cạnh để cho bé tráng miệng lại. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho trẻ thôi bú đêm từ 8 – 10 tháng tuổi. Vì việc bú về đêm thường làm cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao và cũng là nguyên nhân của việc hư răng sữa.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tránh cho con uống quá nhiều nước ngọt. Bổ sung thức ăn giầu fluor như: Cá biển, trứng, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa cho con. Cà rốt cũng là loại thức ăn khiến răng chắc khoẻ, giúp nướu răng mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Xem thêm: