Một hàm tháo lắp tốt phải đảm bảo không ảnh hưởng phát âm, ngoại trừ giai đoạn đầu chưa quen với hàm giả. Trong giai đoạn này có vài từ cần phải tập phát âm. Từ nào khó nói, thì bạn đọc lớn lên và lặp đi lặp lại cho quen. Khi nói mà hàm bật ra, thì tập nói chậm lại. Đôi khi cười lớn, ho thậm chí chỉ cười mỉm thôi cũng làm xê dịch hàm. Khi đó, hãy cắn nhẹ hai hàm lại rồi nuốt một cái, hàm sẽ vào lại đúng vị trí.
Trong một số trường hợp, dù hàm răng giả tháo lắp khả khít sát nhưng vẫn không dính được do những yếu tố khách quan như nước bọt của bạn quá loãng, diện tích nền hàm nhỏ... keo dán hàm giúp cải thiện khả năng dính của hàm giả. Lưu ý rằng keo dán hàm không phải là giải pháp cho trường hợp hàm giả cũ, lỏng. Khi hàm giả lỏng không còn dính bạn phải đến bác sĩ để kiểm tra và có giải pháp phù hợp cho bạn. Không nên tự động mua keo dán để giúp hàm dính vì hàm lỏng sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề tiêu xương.
Thông thường sau một thời gian (3 - 5 năm) mang hàm giả, hàm sẽ bị lỏng do xương bị tiêu, hàm có thể gãy, vỡ, các răng có thể bị mòn... Bạn nên khám để bác sĩ quyết định cách giải quyết vấn đề của bạn và xem có nên dùng hàm tháo lắp mới không. Nếu hàm lỏng nhưng các răng còn tốt, không bị mòn, có thể bác sĩ chỉ đệm hàm hoặc thay nền hàm là đủ. Trường hợp hàm giả lỏng và các răng mòn nhiều cách tốt nhất là làm lại hàm giả mới.
Xem thêm: Chi phí làm hàm tháo lắp