Với trường hợp chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu (nhiễm thuốc Tetracycline lúc còn nhỏ, hút thuốc lâu ngày, mặt răng có cấu tạo khiếm khuyết… làm răng không láng bóng, đẹp, xỉn màu) thì bác sĩ sẽ mài bớt lớp men răng thật và làm chụp răng sứ.
Trường hợp răng bị sâu, vỡ lớn, trám tái tạo sẽ không bền, bác sĩ nha khoa sẽ mài chiếc răng đó nhỏ lại và chụp một chiếc răng sứ lên răng thật đó, gọi là mão sứ.
Trường hợp răng bị viêm tủy cần phải điều trị tủy trước khi chụp răng sứ.
Trường hợp răng chỉ còn phần chân, cần thiết phải đặt chốt kim loại vào chân răng để gắn cố định chụp sứ.
Trong trường hợp răng bị mất chân, thông thường cần phải làm cầu 3 răng. Cầu răng sứ sẽ được chụp gắn vào 2 răng trụ bên cạnh răng đã mất chân
Chụp răng bằng sứ là biện pháp xử lý được nhiều người chọn lựa vì sứ không bị ố vàng, màu sắc tự nhiên, giúp răng bền vững hơn. Chụp răng bằng sứ là lựa chọn tốt nhất để cải thiện tình trạng răng
Xem thêm: Có nên chụp răng sứ không