Mài răng là thao tác không được khuyến khích vì ảnh hưởng đến mô răng khiến cho răng bị yếu đi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bắt buộc phải mài răng để có được ca phục hình thẩm mỹ nhất
Đối với răng cửa ở vị trí phía trước nên có 3 tình huống có thể áp dụng
mài răng cửa cụ thể như sau:
1. Răng cửa bị sứt mẻ nặng
Ở đây, mức độ sứt mẻ nặng được tính là sứt mẻ tới tỷ lệ không thể thực hiện trám được mà phải mài răng để làm chụp răng sứ phục hình lại.
Thông thường răng sứt mẻ nhẹ có thể trám thẩm mỹ để tái tạo lại răng hình thể như ban đầu. Nhưng do độ bền của vết trám không cao, đặc biệt là vết trám ở vị trí răng cửa. Khi miếng hàn trám càng lớn thì độ bền càng không đảm bảo. Do đó, khi mức độ sứt mẻ lớn, bác sỹ sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc chụp sứ sẽ đảm bảo hơn, khi đó việc mài răng cửa bị mẻ là hoàn toàn cần thiết để tạo điều kiện làm trụ bám chắc chắn cho răng sứ.
2. Răng bị gãy vỡ cần phục hình lại
Khi răng bị gãy do va chạm hay tai nạn thường có những kiểu mất mô răng rất khác nhau. Có thể bị gãy theo chiều dọc, theo chiều ngang hay gãy chéo,… Trong hầu hết các tình huống này, phần mô răng bị mất thường còn lại ít rất khó để trám lại đảm bảo cho răng có được hình thể và chức năng như ban đầu. Với những trường hợp này, thường chỉ khắc phục được bằng cách tốt nhất là mài phần mô răng còn lại thành cùi răng để
làm răng sứ. Đây là giải pháp duy nhất nên mài nhỏ răng cửa là cần thiết để tái tạo lại răng cửa có được vẻ thẩm mỹ không kém gì răng thật.
3. Răng bị kênh, hô và dài hơn so với các răng trên cung hàm
Khi răng mọc hơi dài so với răng bên cạnh mà không muốn cài răng cửa bọc sứ với tỷ lệ lớn và điều trị tiết kiệm thì có thể thực hiện mài ngắn răng cửa lại cho bằng với các răng kế cận.
Răng mọc hơi kênh so với răng bên cạnh tạo cảm giác răng bị hô mà không muốn niềng răng cũng có thể chỉ cần mài chỉnh lại. Nhưng cách này chỉ hiệu quả khi mài răng cửa hô nhẹ, nếu răng kênh, hô nặng thì cách mài răng không khả thi.
Xem thêm: