Hàn (trám) răng không phải là một kỹ thuật quá khó trong nha khoa nhưng có không ít các trường hợp răng ê buốt, đau nhức răng sau khi hàn trám xong. Việc xác định nguyên nhân răng bị ê nhức sau khi trám sẽ là tiền đề để nha sỹ có thể vạch ra cho bạn một liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân ê nhức sau khi trám răng
Việc tìm hiểu nguyên nhân răng bị ê nhức sau khi trám cần xem xét đến quy trình trám cũng như vật liệu trám. Đa phần các trường hợp răng bị kích ứng dẫn đến ê buốt là do quy trình trám không được tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định, việc điều trị các bệnh lý không triệt để.
- Có khá nhiều trường hợp răng bị ê buốt khi vết sâu còn tồn tại trong răng. Theo nguyên tắc thì răng sâu cần được làm sạch vết sâu trước khi trám bít vật liệu, nhưng có không ít các case trám răng chưa nạo sạch những mô răng bệnh dẫn tới vi khuẩn vẫn có cơ hội phát triển, gây kích ứng, thậm chí lan tới tủy.
- Tủy bị viêm có thể khiến cho bệnh nhân đau nhức và nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới những cơn đau nhức lên đến tận óc. Trong các trường hợp tủy bị viêm do sâu răng nặng hoặc do chấn thương bên ngoài tác động nếu không được điều trị triệt để mà đã vội trám bít vật liệu lên không những gây nên tình trạng ê nhức kéo dài và nguy cơ bị áp xe ổ xương răng cũng rất cao.
- Răng bị ê nhức sau khi trám còn do áp lực nén ép vật liệu vào xoang khi trám làm di chuyển dịch ngà trong các ống ngà tạo cảm giác đau.
- Khi chiếu đèn để làm cứng thuốc, composite có khuynh hướng co về phía đầu đèn tạo một khoảng trống ở mặt liên kết giữa composite và ngà răng, sau đó dịch ngà lấp đầy khoảng trống đó. Do vậy, khi ăn nhai, áp suất lực nhai làm chất lỏng di chuyển tạo cảm giác đau.
- Trong một số case trám răng, do bị kích ứng bởi vật liệu trám và bệnh nhân cũng có thể bị ê buốt hoặc đau nhức kéo dài.
Cách khắc phục răng bị ê nhức sau khi trám
Đa phần các trường hợp đau nhức, ê buốt sau khi trám là do liệu trình điều trị không triệt để, do đó nha sỹ cần thăm khám cụ thể để xác định cụ thể nguyên nhân dẫn tới tình trạng ê nhức là gì, khi đó mới có cách xử lý, điều trị thích hợp. Thông thường, với trường hợp bệnh lý răng sâu hay viêm tủy thì việc trước tiên là phải tháo miếng trám và tiến hành điều trị bệnh lý: nạo sạch vết sâu, lấy tủy, sau đó sẽ dùng vật liệu trám bít lại chỗ trám nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
Trong trường hợp trám không đúng kỹ thuật hoặc kích ứng do vật liệu trám thì tốt nhất là nha sỹ sẽ tháo miếng trám và thay bằng một miếng trám hoặc vật liệu trám khác. Vật liệu trám cơ bản là lành tính với cơ thể và thao tác trám cũng khá nhẹ nhàng, do đó trường hợp kích ứng vật liệu cũng khá hiếm gặp.
Việc điều trị răng miệng bằng cách hàn trám răng rõ ràng cần tuân thủ theo đúng một liệu trình chuẩn. Do đó, một địa chỉ uy tín có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của ca hàn trám.
Nha khoa Hoàn Mỹ từ lâu đã là địa chỉ thẩm mỹ răng uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Có hàng ngàn ca phục hình, điều trị răng tại Hoàn Mỹ mỗi năm và đều có những phản hồi hoàn toàn hài lòng. Nha khoa Hoàn Mỹ luôn coi trọng chất lượng là số 1, với sự thực hiện của các bác sỹ chuyên môn giỏi được đào tạo bài bản tại Pháp, Mỹ cũng công nghệ hàn răng Laser Tech số 1 Hoa Kỳ chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một kết quả phục hình tốt nhất.
Công nghệ mới tại Hoàn Mỹ được trực tiếp Bệnh viện Răng hàm mặt Forsyth của Mỹ trực tiếp chuyển giao giúp cho vết trám có độ bền chắc gấp nhiều lần thực hiện theo công nghệ cũ và hoàn toàn không xâm lấn đến cấu trúc răng.
Mọi thông tin liên quan đến răng bị ê nhức sau khi trám và cách điều trị, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ theo địa chỉ số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc số điện thoại 0943 776699. Các nha sỹ sẽ thăm khám và tư vấn miến phí cho bạn.