Răng bị vỡ vừa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng vừa khiến khả năng ăn nhai khó khắn. Việc tìm hiểu vì sao răng bị mẻ vỡ sẽ là cơ sở cho một phương pháp điều trị cụ thể và hợp lý nhất.
Việc răng bị vỡ, mẻ có thể do nhiều nguyên nhân: nguyên nhân nội tại bên trong cơ thể dần dần khiến răng bị thay đổi hình dạng, cấu trúc hoặc do những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân nội tại
Nguyên nhân răng bị mẻ chủ yếu dẫn tới việc răng bị mẻ hay vỡ dần dần chính là sự thiếu hụt nội bộ như thiếu canxi trong men răng làm cho răng dễ bị phá vỡ hoặc sâu răng làm ảnh hưởng đến men răng tạo nên các vết nứt. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao răng bị mẻ.
Tác nhân bên ngoài
Các nguyên nhân bên ngoài gây mẻ răng phổ biến là do răng bị chấn thương va đập do tai nạn, do ăn cắn mạnh quá mức, bệnh nghiến răng khi ngủ. Chấn thương, va chạm sẽ làm răng bị mẻ nghiêm trọng nhất, nhưng chỉ mẻ ở mức độ đó rồi dừng lại. Nguyên nhân tiếp theo là do ăn nhai, khi nhai với lực không phù hợp, các mặt răng chịu tiếp xúc lực không đồng đều nên gây ra những áp lực không thích hợp đối với răng khiến lệch khớp cắn dẫn tới răng bị bào mòn dần dần.
Ngoài ra, việc mòn men răng do các tác nhân axit có trong thức ăn hàng ngày cũng khiến mô răng bên ngoài răng bị mòn dần đều nếu nền răng của bạn không khỏe, tuy không vỡ phần lớn những lâu ngày có thể làm cho răng bị mẻ.
Sâu răng cũng được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị mẻ, vỡ và gây ê nhức kéo dài. Yếu tố như vi khuẩn tấn công làm hỏng men răng là dáng lo ngại nhất vì nó diễn ra âm thầm, bạn không thể nhận biết cho đến khi bệnh nặng và sẽ không thuyên giảm nếu không có biện pháp ngăn ngừa. Các mô răng bị sâu sẽ bị mẻ và vỡ dần do vi khuẩn tấn công, có trường hợp lan tận tới tủy gây viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất răng.
Giải pháp nào cho răng bị vỡ, mẻ?
Việc xem xét vì sao răng bị mẻ, vỡ sẽ là căn cứ đầu tiên để có được phác đồ điều trị hợp lý nhất. Khi răng bị mẻ, vỡ thì việc đầu tiên cần xác định là tủy răng có bị lộ ra hoặc bị tổn thương hay không. Nếu tủy bị tổn thương thì cần có phương pháp điều trị tùy thuộc vào tủy răng và số lượng của cấu trúc răng còn lại. Quan trọng hơn hết là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nếu như có bất kỳ dấu hiệu mẻ, vỡ răng nào.
Trong trường hợp răng bị mẻ ít, vết mẻ nhỏ thì có thể phục hồi được bằng chất liệu composite. Composite có màu sắc tự nhiên gần giống với màu men răng để thay thế phần răng bị khuyết thiếu. Tuy nhiên, composite có thể bị tác động đối với lực nhai mạnh, do đó cần hạn chế ăn nhai những vật cứng, dai và sau 1,2 năm miếng trám có thể bị hôi hoặc xỉn màu thì bạn nên đi hàn trám lại để đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn hàm.
Công nghệ hàn trám răng Laser Tech sẽ là giải pháp phục hồi răng bị mẻ của bạn . Đây được đánh giá là công nghệ trám răng tiên tiến nhất Hoa Kỳ hiện nay, giúp khắc phục tình trạng long chân bám, khoang rỗng do giữa bề mặt trám và chất liệu trám có sự kết dính cao. Sau khi được tạo hình với vật liệu trám răng dưới tác dụng của đèn laser, vết trám được đông cứng có độ cứng tương đương ngà răng thật. Bạn hoàn toàn có thể ăn nhai bình thường mà không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.
>>> Các bạn có thể xem thêm bài viết: bị mẻ răng cửa có trám được không