>>> Xem thêm: làm thế nào khi răng bị mẻ
Trám răng thẩm mỹ là phương pháp sử dụng chất liệu có màu sắc giống màu men và ngà răng để hàn trám răng bị chấn thương, bị sâu hay xỉn màu, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cũng như ăn nhai như răng thật. Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ không gây hại cho ngà răng vì không phải đào lỗ xoang sâu rộng ra như phương pháp trám răng cũ làm ngà răng bị mất chất nhiều. Vật liệu trám răng phổ thông hiện nay là composite quang trùng hợp, và được dán vào răng bằng keo dán nha khoa.
– Sâu răng: Đối với các lỗ sâu nhỏ ở mặt nhai các răng cối, việc trám răng sâu với màu sắc tự nhiên thường được chỉ định. Nó không chỉ phục hồi lại hình dạng răng ban đầu, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và hóa chất có hại cho răng mà còn trả lại màu sắc tự nhiên cho răng.
– Răng sứt mẻ: Do tai nạn khiến răng bị vỡ, mẻ hay răng không còn ở trạng thái như lúc đầu, do đó cần trám để tái tạo, phục hồi lại hình dáng cũng như chức năng ăn nhai cho răng. Sau khi trám, phần răng mẻ có màu sắc gần giống răng thật nên đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao.
– Răng thưa: Trám thẩm mỹ sẽ giúp đóng kín các kẽ răng giúp tránh được việc thức ăn bị kẹt ở khe răng và tạo được tính thẩm mỹ cao hơn.
– Răng xỉn màu: Khi răng bị xỉn màu do sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều khi còn nhỏ hoặc bị xỉn do bẩm sinh mà không thể làm trắng bằng phương pháp thông thường thì trám răng sẽ là một giải pháp mang lại hàm răng trắng bóng.
>>> Xem thêm: hàn răng không đau
Trám răng trực tiếp: các nha sĩ sẽ trám trực tiếp trên miệng khách hàng và hoàn tất việc trám răng trong một buổi hẹn.
Trám răng gián tiếp: bác sĩ sẽ tạo xoang trám xong rồi lấy dấu, sau đó đúc miếng trám ở bên ngoài miệng rồi gắn trở lại trên răng. Kỹ thuật này còn gọi là Inlay hoặc Onlay.
Chất trám thẩm mỹ mới là composite quang trùng hợp được làm cứng bằng ánh sáng đèn hallogen hoặc LED có bước sóng màu xanh tím. Thời gian quang trùng hợp từ 20-40 giây. Chất trám sẽ bám dính vào ngà và men răng bằng một lớp keo mà ta gọi là kỹ thuật bonding. Nhưng muốn cho men và ngà răng có độ bám dính cao, người ta phải làm cho men bị rỗ mặt với dung dịch axit nhẹ. Sau khi đã làm rỗ mặt men và ngà răng, bác sĩ mới dùng chất keo để dán và làm cầu nối giữa men răng với chất trám. Và sau đó sẽ chiếu đèn để làm đông cứng vết trám lại.
Với công nghệ trám răng Laser Tech hiện đại của Hoa Kỳ đang áp dụng tại Nha khoa Hoàn Mỹ, bạn hoàn toàn yên tâm phục hình thẩm mỹ cho răng.
Laser nha khoa 4.0 giúp kích thích chất trám tạo ra các chân bám tại vị trí cố định, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng bị khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám – điều rất dễ gặp trong trám răng thông thường. Răng sau khi trám theo công nghệ Laser Tech đạt hiệu quả thẩm mỹ tối đa, không dễ bị bong tróc khi ăn nhai, màu sắc tương đương với răng thật.
>>> Xem thêm: trám răng bị mẻ