Hai hàm răng trắng bóng, đều đặn là mong ước của mọi người, trái lại, nếu trong hai hàm răng có răng bị mất, có răng bị hỏng, không những trông không đẹp, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Trường hợp mất răng làm thế nào? Có thực sự phương hại tới sức khỏe hay không? Làm thế nào để bổ sung răng cho hoàn chỉnh? Giáo sư Lâm Dã, Phó Giám đốc Y Học viện Răng-hàm-mặt Trường Đại học Bắc Kinh, chuyên gia y học Răng-hàm-mặt giàu kinh nghiệm cho biết:
Chất lượng răng là tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe của con người, răng không những can hệ tới hình ảnh của con người, điều quan trọng hơn là ảnh hưởng tới chất lượng đời sống. Câu tục ngữ nói rằng, răng tốt mới ăn ngon miệng. Theo điều tra, trên 90% người luống tuổi và người cao tuổi ở Trung Quốc đều mất răng ở mức độ khác nhau, trong đó chỉ có 30% người đứng tuổi và người già lựa chọn làm răng giả vĩnh viễn. Rất nhiều người già ngộ nhận rằng, miễn là có thể ăn tạm là được, trồng răng và hàn răng quá phiền phức, khi nào mất hết răng mới làm lại răng giả cũng được.
Trên thực tế, trường hợp mất răng nếu không trồng hoặc không hàn lại là điều sai lầm. Giáo sư Lâm Dã cho rằng, bất cứ mất răng bởi nguyên do gì đều đã phá hoại sự hoàn chỉnh của thứ tự răng, là suy giảm chức năng nhai, phương hại tới răng bên cạnh, răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới, ảnh hưởng chức năng phát âm, thậm chí làm cho khuôn mặt xấu đi, nếu trường hợp này kéo dài trong thời gian dài còn sẽ gây hại tới sức khỏe.
"Trường hợp xương hàm không có sự kích thích bình thường của chân răng sẽ có thể xuất hiện các chứng loãng xương và bị teo, chức năng nhai suy giảm, ăn rất chậm, cùng với tuổi tác lên cao, chức năng tiêu hóa yếu đi, cứ ăn là thấy khó chịu, trường hợp người già mất răng trong thời gian dài, hoặc mất vài chiếc răng ngay từ thời trẻ thì rất dễ dẫn đến chứng lú lẫn khi về già"
>>> Bài viết có ích mà bạn nên xem thêm: trong rang gia o dau tot nhat
Vậy, hàn răng kiểu gì là lựa chọn thích hợp một khi mất răng? Nhiều người dùng răng giả tháo lắp truyền thống đều có cảm giác: Không tự nhiên, khó chịu, chức năng kém, trong khi đó có người cần có quãng thời gian khá dài mới có thể thích ứng với dây thép và lớp nhựa bọc răng giả, hơn nữa chúng rất hại cho răng bẩm sinh, một thời gian sau lại phải thay răng giả. Vì vậy, trồng răng sẽ tốt hơn. Bởi vì trồng răng không làm mài mòn răng bẩm sinh, tính ổn định rất tốt, có thể đề phòng nướu răng bị teo dần sau khi mất răng, khôi phục chức năng nhai một cách tối đa, hơn nữa trông tự nhiên và đẹp mắt, không cần tháo lắp, rất phù hợp nhu cầu của mọi người.
Hiện nay, song song với sự tiến bộ của kỹ thuật sửa răng-hàm-mặt và mức sống được nâng cao, ngày càng nhiều người lựa chọn trồng răng. Từ năm 1995 đến 1996, Trung Quốc trung bình mỗi năm có hơn 1000 người trồng răng, tính đến thời điểm này, số người trồng răng đã tăng lên tới hơn 100 nghìn người, trong đó, ưu thế độc đáo của kỹ thuật trồng răng đã được rất nhiều người tin tưởng. Giới thiệu về kỹ thuật trồng răng, Giáo sư Lâm Dã cho biết:
"Trồng răng giả chính ra là răng không có sự sống, là răng kim loại. Chẳng qua là trồng chân răng kim loại mà cơ thể con người có thể tiếp nhận và không gây bệnh tật vào xương hàm, và chung sống với xương hàm".
Do thiếu sự hiểu biết về kỹ thuật sửa răng-hàm-mặt, một số người cũng lo xác suất thành công và thời gian sử dụng của răng trồng. Trên thực tế, kỹ thuật sửa răng-hàm-mặt đã khá chín muồi, tỷ lệ thành công rất cao. Nói chung, trồng răng hàm trên đạt tỷ lệ thành công 85%, hàm dưới cao tới 90%.
Chiếc răng trồng đầu tiên trên thế giới đã sử dụng 43 năm, nhưng vẫn tốt, vì vậy, kỹ thuật trồng răng đã được coi là phương pháp điều trị đạt hiệu quả khá lâu dài, là bộ răng thứ ba trên cơ thể con người tiếp sau răng sữa và răng cối. Giới chuyên gia y học Trung Quốc từng theo dõi hơn 6000 ca trồng răng trong suốt 10 năm, trong đó có 96,7% răng trồng vẫn hoàn hảo và sử dụng bình thường.
>>> Bài viết tham khảo thêm: chi phí trồng răng giả bao lăm thì hợp lý