Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể vùng răng cần trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng.
Bác sĩ sẽ dùng khoan để lấy sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu răng để làm sạch răng. Sau đó sẽ dùng vật liệu trám để phủ lên lớp men răng đã bị sâu, làm đầy lổ sâu răng, ngăn không cho các vi khuẩn, hóa chất gây hại đến tủy răng.
Trong quá trình được nha khoa trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi tê ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 1-2 giờ sau đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.
Với vật liệu trám thẩm mỹ mới hiện nay không cần khoan răng nhiều trước khi trám, chỉ lấy hết sâu răng rồi trám lại nên không đau. Một số răng sâu lớn hoặc bể lớn, sát tủy khi trám sẽ có cảm giác hơi ê buốt, những trường này cần đặt thuốc để theo dõi 1-2 ngày rồi trám ở lần hẹn kế tiếp.
Khi nào cần đi trám răng?
Trám răng trong những trường hợp sau: sâu răng ở bề mặt men răng, mòn cổ răng do quá trình vệ sinh răng miệng không kỹ, thức ăn bị nhét lại ở các kẽ răng hoặc do vệ sinh không đúng cách, chải răng theo chiều ngang làm mòn men răng lộ lớp ngà răng gây cảm giác ê buốt, khó chịu…. Vì vậy, Khi phát hiện mình bị sâu răng, bạn cần phải trám lại để bảo vệ lớp ngà răng hay tránh tình trạng sâu răng ngày càng lớn buột phải lấy tủy.
THÔNG TIN HỮU ÍCH: