Nguyên nhân chính làm bạn bị áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Những thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo nên một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Sâu răng mà không chữa trị kịp thời gây viêm tủy sẽ có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Vì khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và cả tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe. Bên cạnh đó, nếu răng bạn bị nứt, mẻ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy và gây ra nhiễm trùng tủy răng. Trong một số trường hợp, khi bệnh nha chu diễn tiến trầm trọng mà không điều trị triệt để cũng có thể gây nên áp xe răng.
Áp xe răng không phải là một bệnh lý răng miệng đơn giản bởi nếu không thực hiện điều trị kịp thời, đúng cách thì nguy cơ phải nhổ bỏ răng là rất cao không chỉ ở răng bị bệnh mà còn lan sang cả các răng kế cận, phần nướu xung quanh, tác động đến vùng xương hàm và gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Đau răng, nhai đau, cắn mạnh hoặc thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau là một trong những triệu chứng cơ bản của tình trạng áp xe xương ổ răng. Khi bệnh lý diễn tiến nghiêm trọng thì dấu hiệu đau nhức càng thể hiện rõ ràng hơn. Răng sẽ trở nên nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh, cảm thấy có vị đắng trong miệng, hơi thở có mùi, miệng hôi. Phần nướu răng trở nên sưng tấy và có chứa ổ mủ màu trắng quanh cổ răng.
Bệnh áp xe răng cũng có thể khiến bệnh nhân lên cơn sốt cao, sưng hạch ở cổ, khiến cho việc ăn nhai cũng như phát âm trở nên khó khăn hơn.
Khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên, bạn không nên coi thường mà tốt nhất cần đến trung tâm nha khoa uy tín để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn cụ thể nhất.
Việc điều trị bệnh áp xe xương ổ răng cần được thực hiện ở phòng khám chuyên khoa sau khi đã có sự thăm khám cụ thể nhất. Không nên tự ý mua thuốc sử dụng nếu không có sự chỉ định của bác sỹ. Nếu bạn bị nhẹ hoặc mới bị thì có thể dùng thuốc trụ sinh để chống nhiễm trùng và súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau tạm thời.
Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc giảm đau răng, hạ sốt trong trường hợp bị hành sốt. Không nên dùng aspirin nhét vào nơi bị áp xe vì sẽ làm các mô khó chịu và có thể gây lở miệng.
Trong trường hợp bệnh lý răng đã tiễn tiến nghiêm trọng hơn thì cần sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe. Theo phương pháp này thì phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được bít lại. Những trường hợp khác nặng hơn phải rạch áp xe để tháo mủ và thậm chí phải nhổ bỏ răng nếu như phần răng đã bị viêm nhiễm mà không thể bảo tồn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là cách phòng ngừa áp xe răng hiệu quả nhất. Chải răng ngày 2-3 lần sau khi ăn 30 phút với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những mảng bám trên răng sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ phần lớn những vi khuẩn tồn tại gây bệnh trên răng. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng để loại bỏ những mảng bám trên răng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần làm sạch các mảng bám chứa vi khuẩn trên răng chính là cách chăm sóc răng miệng tốt nhất, loại bỏ các nguy cơ gây tổn thương đến nướu và răng. Nha sỹ sẽ là người phát hiện các vấn đề răng miệng của bạn và sẽ đưa ra các phương hướng điều trị tốt nhất.
Mọi băn khoăn liên quan đến áp xe chân răng bạn có thể trực tiếp liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ theo địa chỉ số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc số điện thoại 0943 776699. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn cho bạn 24/7. Chúc bạn có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.