Khi răng của bạn bị mất, công nghệ trồng răng implant là 1 chọn lựa tối ưu, nhưng khi xương hàm không đáp ứng được lực cần thiết để nâng đỡ Implant thì nép phải tiến hành ghép xương. Vậy ghép xương để cấy ghép implant được chỉ định khi nào?
>>> Xem thêm bài viết: làm răng giả cho người già
Kỹ thuật ghép xương hỗ trợ cấy ghép implant
Để thực hiện ghép xương ổ răng, các bác sĩ trong ngành nha khoa thường sử dụng 2 kiểu ghép xương chuyên dụng là ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo.
– Ghép xương nhân tạo: Thành phần chính của xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có thể tự tiêu tan. Đây là một dạng bột xương sinh học được phép ghép vào khoảng thiếu xương nơi cần cấy ghép implant, tạo khoảng trống cho xương tự phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan.
– Ghép xương tự thân: Xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân ghép vào nơi thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường là có thể thấy trước được kết quả bởi vì nó đã là một thành phần đang hoạt động của cơ thể bệnh nhân. Đây là kỹ thuật có tỉ lệ thành công rất cao. Nhưng thường bác sĩ sẽ khuyên bạn chọn bột xương nhân tạo.
>>> Xem thêm bài viết: cấy ghép răng implant giá bao nhiêu
Ghép xương để cấy ghép implant được chỉ định khi nào?
Ghép xương được chỉ định trong trường hợp xương hàm bị tiêu hõm, không đủ thể tích, chiều cao để đặt trụ implant. Tùy vào từng trường hợp và sự tiêu xương khác nhau mà bác sĩ sẽ có những chỉ định thật cụ thể như ghép xương, nâng xoang hàm, tăng chiều cao xương.
Nhưng sự tiêu xương chỉ diễn ra ở những người bị mất răng lâu ngày, còn những trường hợp mới mất răng hoặc mất răng cách đây 1 – 3 tháng thì khả năng chưa bị tiêu xương hàm, nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ. Với trường hợp này sẽ không cần ghép xương. Để biết chính xác hơn, cần phải trải qua quá trình thăm khám, khảo sát mật độ xương hàm cụ thể.
>>> Xem thêm bài viết: làm răng implant ở hà nội