Nhiều người bị đau nhức răng muốn đi trám răng nhưng lại lo sợ "hàn răng sâu có đau không?". Trám răng sâu có cần phải gây tê không? Quy trình trám răng như thế nào?
Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể vùng răng cần trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng.
Bác sĩ sẽ dùng khoan để lấy sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu răng để làm sạch răng. Sau đó sẽ dùng vật liệu trám để phủ lên lớp men răng đã bị sâu, làm đầy lổ sâu răng, ngăn không cho các vi khuẩn, hóa chất gây hại đến tủy răng.
Trong quá trình được nha khoa trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi tê ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 1-2 giờ sau đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.
Với vật liệu trám thẩm mỹ mới hiện nay không cần khoan răng nhiều trước khi trám, chỉ lấy hết sâu răng rồi trám lại nên không đau. Một số răng sâu lớn hoặc bể lớn, sát tủy khi trám sẽ có cảm giác hơi ê buốt, những trường này cần đặt thuốc để theo dõi 1-2 ngày rồi trám ở lần hẹn kế tiếp.
Khi nào cần đi trám răng?
Trám răng trong những trường hợp sau: sâu răng ở bề mặt men răng, mòn cổ răng do quá trình vệ sinh răng miệng không kỹ, thức ăn bị nhét lại ở các kẽ răng hoặc do vệ sinh không đúng cách, chải răng theo chiều ngang làm mòn men răng lộ lớp ngà răng gây cảm giác ê buốt, khó chịu…. Vì vậy, Khi phát hiện mình bị sâu răng, bạn cần phải trám lại để bảo vệ lớp ngà răng hay tránh tình trạng sâu răng ngày càng lớn buột phải lấy tủy.
Vật liệu để trám răng là gì?
Vật liệu trám được sử dụng phổ biến hiện nay đó là composite, khi trám bằng vật liệu này sẽ có màu y như răng thật, có khả năng chịu lực, độ bền cao và được nghiên cứu là không gây hại cho cơ thể.
Phòng ngừa sâu răng như thế nào?
Tâm lý chung của mọi người là khi răng bị đau nhức mới tìm đến nha sỹ và không có thói quenlấy vôi răng, kiểm tra định kì 2 lần/ năm. Đó là lý do vì sao, khi đến khám hầu hết răng đau của bệnh nhân thường bị tổn thương lớn như sâu rộng, hoặc viêm tủy, chết tủy và được chỉ định chăm sóc răng đặc biệt. Hoặc có nhiều trường hợp, khi thấy răng bị ố vàng nhiều mới bắt đầu đi đánh bóng, lấy cao răng, sau đó nha sỹ lại phát hiện ra nhiều lỗ sâu và được chỉ định trám răng.
Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Để có hàm răng khoẻ mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây phá huỷ men răng. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ...
Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa đủ, chải lên xuống giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút thuốc lá, uống nhiều cà phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám.