Một số người thường nghĩ là khi nhổ răng khôn sẽ làm chúng ta giảm bớt sự thông minh.Vậy liệu những điều này liệu có đúng sự thật và câu trả lời thực sự ở đây là gì ? Răng khôn liệu có giúp chúng ta thông minh hơn ?
>>
Cách làm trắng răng
>>
Cách làm trắng răng đơn giản
>>
Tẩy trắng răng có hại không
Đây là hiểu lầm phổ biến bắt nguồn từ cái tên 'oái oăm' của chiếc răng này. Thật ra 'răng khôn' không có nghĩa nó sẽ đem lại trí thông minh hay là biểu tượng đặc biệt gì, ông bà mình gọi vậy là do nó mọc vào thời điểm muộn (18 – 32 tuổi) khi chúng mình đã trưởng thành rồi, 'lớn khôn' rồi thôi! Vì thế việc nhổ nó đi chẳng hề làm giảm bớt trí thông minh gì của chúng mình đâu.
Thêm vào đó, chiếc răng này gần như không có chức năng ăn nhai, lại nằm ở góc hàm nên rất khó vệ sinh, ảnh hưởng khá lớn đến hệ thống răng miệng của teens đấy! Chưa kể nó hay mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen sang răng bên cạnh gây đau đớn nữa vì thế các nha sĩ luôn khuyên chúng ta nên 'giải quyết' chiếc răng này nhiều hơn là gìn giữ nó đấy!
18 tuổi mà răng khôn chưa mọc là 'an toàn' rồi!
Thực tế thì có người mọc răng khôn sớm, có người cả đời không mọc răng khôn vì vậy đừng chủ quan cho rằng bạn chưa mọc răng khôn tức là sẽ không bao giờ bị mọc nữa! Thay vào đó, khi không thấy răng khôn mọc lên, nó có thể báo hiệu mầm răng của bạn có thể muốn trồi lên rồi, nhưng bị lợi 'chặn' lại không mọc lên được và bạn cần đến nha sĩ cắt lợi trùm để răng mọc bình thường.
Do vậy, tầm 18 tuổi trở lên mà chưa thấy răng khôn mọc thì chúng mình cũng nên theo dõi thật kĩ để cho chắc chắn xem em răng của bạn 'ú tim' ở đâu mà chưa xuất hiện nhé!
Chỉ cần thuốc giảm đau là được rồi mà!
Nhiều teen thỉnh thoảng thấy hơi nhức nhức ở vùng răng khôn nên tự chữa ở nhà bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên làm như thế chỉ lấp được triệu chứng đau thôi chứ răng nguyên nhân thì vẫn còn đó thôi! Nếu cứ để nguyên vậy, rất có thể răng khôn sẽ chọc vào răng đối diện gây sâu răng ở đó và cuối cùng là teens sẽ phải hy sinh tận 2 chiếc liền đó!