Thao tác đầu tiên trong quá trình hàn răng sâu chính là việc nạo sạch vết sâu với một dụng cụ chuyên nghiệp. Làm sạch vết sâu là thao tác loại bỏ những mô răng bị bệnh nhằm hạn chế sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn. Một khi vết sâu không được làm sạch trước khi hàn hàn thì vi khuẩn có thể lan tới tủy gây viêm tủy cấp tính, thậm chí áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm. Xem thêm: Khi nào nên hàn răng
Ngược lại nếu nạo vết sâu quá sâu hay không khéo khi thực hiện, gây ảnh hưởng đến mô răng thật thì sẽ không đảm bảo yếu tố bảo tồn răng thật để thực hiện các phục hình răng về sau hoặc ảnh hưởng nặng đến tủy răng cũng như các mô răng. Nạo răng sâu một cách lạm dụng khiến mô răng thật còn lại ít, mỏng sẽ làm răng yếu đi.
Trong quá trình hàn cũng như sau khi hàn, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra như ê buốt, đau nhức cần thông báo ngay cho bác sỹ để có cách hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong vòng 2 giờ sau khi hàn, tốt nhất bạn không nên ăn uống để vết hàn có thời gian đông cứng tốt nhất. Nên đến những địa chỉ hàn răng uy tín để quá trình hàn được tốt nhất
hàn răng thường có độ bền không cao như bọc răng sứ, do đó tuổi thọ của vết hàn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách vệ sinh răng miệng của bạn. Lưu ý chải răng hàng ngày đúng cách 2-3 lần sau bữa ăn. Chải răng nhẹ nhàng theo một góc chếch 45 độ sẽ tránh làm tổn thương đến men răng cũng như vết hàn. Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng chính là cách loại bỏ những mảng bám trên răng – môi trường lưu trú của vi khuẩn gây sâu răng.
Xem thêm: Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền