Trong thời kỳ thai nghén, lợi đáp ứng mạnh hơn với các kích thích của vi khuẩn và sản phẩm đào thải của vi khuẩn, lợi phù nề đỏ và thay đổi hình dạng bờ lợi và nhú lợi và dễ chảy máu khi khám nhẹ nhàng với cây thăm dò nha chu, khác với viêm lợi do mảng bám thông thường là mảng bám vi khuẩn ít hơn. Viêm lợi thai nghén thường xuất hiện vào giai đoạn 2 của thai kỳ và giảm dần khi sinh con.Thời kỳ thai nghén có sự tăng các hormone: androgens, estrogens và progesterone.
>> bà bầu có được lấy cao răng
>> lấy cao răng ở đâu tốt
Sinh tổ chức hạt ở lợi liên quan thai nghén: tổ chức hạt mọc ở vùng lợi kẽ giữa hai răng, tổ chức hạt có cuống, tổ chức hạt có một lớp biểu mô mỏng phủ lên trên và lớp biểu mô có thể bị loét, tổ chức hạt là tổ chức giàu mạch máu nên dễ chảy máu nhất là khi va chạm. Thường gặp tổ chức hạt ở hàm trên nhiều hơn hàm dưới. Tổ chức hạt có thể lớn tới mức cản trở hoạt động nhai, phát âm. Cách xử trí là cắt bỏ toàn bộ tổ chức hạt.
Tổ chức hạt và viêm lợi ở phụ nữ mang thai
Viêm lợi liên quan tuổi dậy thì:
Giống như viêm lợi liên quan thai nghén, trong thời kỳ bệnh nhân đang tuổi dậy thì lợi đáp ứng mạnh hơn với các tác nhân gây viêm. Các triệu chứng giống như viêm lợi liên quan thai nghén.
Thời kỳ thai nghén có sự tăng các hormone: androgens, estrogens và progesterone
Thời kỳ dậy thì có sự tăng các hormone: estrogen và testosterone
Viêm lợi liên quan chu kỳ kinh nguyệt:
Ngày cuối chu kỳ trước và vài ngày đầu chu kỳ sau có sự tăng tiết dịch lợi, tăng tiết khoảng 20% và gặp ở 75% phụ nữ trong thời gian rụng trứng
Viêm lợi liên quan thiếu vitamin C:
Bệnh thiếu vitamin C gọi là bệnh Scurvy, lợi đỏ, sưng, không săn chắc, dễ chảy máu. Mức độ viêm không tương quan với mảng bám răng, khi mảng bám răng rất ít thì lợi vẫn viêm.
Khi cơ thể thiếu vitamin C thì đáp ứng miễn dịch tại chỗ thay đổi, lợi nhạy cảm với các kích thích của vi khuẩn hơn.
Bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu của Cianciola 1982 và nhiều tác giả khác sau đó cho thấy trẻ em mắc tiểu đường typ I dễ mắc viêm lợi hơn, khi bệnh tiểu đường được kiểm soát thì bệnh viêm lợi giảm. Người lớn mắc tiểu đường dễ bị bệnh viêm quanh răng
Ung thư bạch cầu và các bệnh ung thư máu khác:Trong các bệnh máu thì bệnh bạch cầu cấp ảnh hưởng đến lợi nhiều nhất, nếu bệnh nhân chảy máu lợi không kiểm soát được thì cần kiểm tra công thức máu. Sự giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ khoảng 14 đến 36 ngày liên quan với sự xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng, tăng phản ứng viêm với kích thích của vi khuẩn mảng bám và khởi phát các đợt viêm quanh răng.
Có 3 loại thuốc liên quan với sự quá phát của lợi: Phenytoin natri hoặc phenytoin epinutin, một thuốc chống co giật để điều trị động kinh; cyclosporin A, một thuốc chống thải loại tổ chức ghép; thuốc chẹn kênh calci như là nifedipine có tác dụng giảm huyết áp
Biểu hiện lâm sàng của tụt lợi do 3 loại thuốc giống nhau. Sự có mặt của mảng bám vi khuẩn tác động lên mức độ phì đại lợi của bệnh nhân dùng thuốc chống động kinh và thuốc chẹn kênh calci. Phì đại lợi gặp ở các răng phía trước nhiều hơn răng phía sau, người trẻ bị phì đại lợi nhiều hơn người già. Các triệu chứng ban đầu là thay đổi hình dạng và kích thước nhú lợi, sau đó phì đại lan sang bờ lợi và lợi dính, đặc điểm hình thái mô học của vùng lợi phì đại giống như lợi bình thường. Những trường hợp quá phát liên quan thuốc phenytoin, không có mảng bám răng thì lợi vẫn quá phát. Sự liên quan của mảng bám răng với sự khởi phát tăng sản lợi ở bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh calci và thuốc ức chế thải mảnh ghép vẫn chưa được biết rõ.